Sau khi đã giới thiệu những khái niệm chính của CDMA, bây giờ ta có thể miêu tả hệ thống CDMA tế bào điển hình. Ở đây ta đặc biệt quan tâm đến hệ thống DS-CDMÀ, mặc dù nhiều khái niệm và khuynh hướng tổng quát cũng có thể áp dụng cho hệ thống FH-CDMA. Trước hết ta phải phân biệt 2 vấn đề khác nhau trong hệ thống CDMA: đường lên và đường xuống.
Đường lên được miêu tả trên hình 3.5 và là kết nối từ MS đến BS trung tâm. Sự đồng bộ giữa các tín hiệu đến là rất khó duy trì, vì vậy các tín hiệu được giả thiết là đến không đồng bộ. Nhiễu quan sát tại BS trong giải điều chế tín hiệu đã cho bất kì gây ra bởi các người dùng trong tế bào và ngoài tế bào là tổng của số lượng lớn các tín hiệu có công suất thấp. Vì các máy phát nằm tản mạn khắp tế bào, nên tổn hao đường truyền của các người dùng khác nhau thay đổi trong phạm vi rộng. Đẻ đảm bảo rằng các tín hiệu thu được từ các người dùng ở gần không chèn ép các tín hiệu thu từ các người dùng ở xa (vấn đề gần xa đã xét ở chương 2), việc điều khiển công suất chặt chẽ là cần thiết (điều khiển công suất sẽ thảo luận trong mục 3.4.1). Vì nhiễu bao gồm số lượng rất lớn các nguồn nhiễu công suất thấp, nên nó được mô hình hóa tốt bằng quá trình ngẫu nhiên Gao-xơ và hệ thống được lợi nhiều từ việc lấy trung bình nhiễu. Bài toán thiết kế đường lên cơ bản là bài toán quản lí nhiễu.
Đường lên được miêu tả trên hình 3.5 và là kết nối từ MS đến BS trung tâm. Sự đồng bộ giữa các tín hiệu đến là rất khó duy trì, vì vậy các tín hiệu được giả thiết là đến không đồng bộ. Nhiễu quan sát tại BS trong giải điều chế tín hiệu đã cho bất kì gây ra bởi các người dùng trong tế bào và ngoài tế bào là tổng của số lượng lớn các tín hiệu có công suất thấp. Vì các máy phát nằm tản mạn khắp tế bào, nên tổn hao đường truyền của các người dùng khác nhau thay đổi trong phạm vi rộng. Đẻ đảm bảo rằng các tín hiệu thu được từ các người dùng ở gần không chèn ép các tín hiệu thu từ các người dùng ở xa (vấn đề gần xa đã xét ở chương 2), việc điều khiển công suất chặt chẽ là cần thiết (điều khiển công suất sẽ thảo luận trong mục 3.4.1). Vì nhiễu bao gồm số lượng rất lớn các nguồn nhiễu công suất thấp, nên nó được mô hình hóa tốt bằng quá trình ngẫu nhiên Gao-xơ và hệ thống được lợi nhiều từ việc lấy trung bình nhiễu. Bài toán thiết kế đường lên cơ bản là bài toán quản lí nhiễu.
Trái lại, đường xuống là kết nối từ BS trung tâm đến các MS khác nhau trong tể bào như chỉ ra trên hình 3.6. Việc phát tất cả các tín hiệu xảy ra đồng thời, đảm bảo sự thu đồng bộ tất cả các tín hiệu người dùng tại MS. Trong kênh pha-đinh phăng, có thể tránh hoàn toàn nhiễu trong tế bào qua việc sử dụng các mã trải trực giao. Tuy nhiên, truyền sóng da tia phần biệt được là không tránh khỏi ở phần lớn các hệ thống CDMA, dẫn đến 1 lượng nhiễu nào dó giữa các kênh trong tế bào trên đường xuống. Tuy nhiên, sự giảm nhiễu trong tế bào cho phép giảm bót nhu cầu điều khiển công suất. Tương phản hơn nữa so với đường lên, nhiễu ngoài tế bào trên đường xuống xảy ra do số lượng nhỏ các tín hiệu có công suất lớn phát ra từ các BS lân cận. Kết quả là dung lượng bị giảm bởi vì các tín hiệu này được lấy trung bình nhiễu ít hơn rất nhiều. Sự khác nhau nữa giữa 2 kết nối liên quan đến chuyển giao mềm.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
thang sóng điện từ