Điều khiển quản trị

on Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015
     Ngoài phân tập macro, chuyển giao mềm còn đảm bảo rằng MS luôn luôn liên lạc với BS mạnh nhất theo quan điểm của nó. Trong các kĩ thuật chuyển giao cứng cổ điển, hiệu ứng hysteresis bảo đảm rằng MS không chuyển qua chuyển lại giữa các BS. Tuy nhiên khi đó MS không luôn luôn liên lạc với BS mạnh nhất. Điều này có thể chấp nhận được mặc không tối ưu trong hệ thống FDMA/TDMA song lại là vấn đề trong hệ thống CDMA vì nó có nghĩa là BS mạnh nhất gây nên nhiễu mạnh. Chuyển giao mềm tránh được điều này.
Cuối cùng, sự khác biệt giữa chuyển giao mềm giữa 2 BS và chuyển giao mềm giữa 2 séc-tơ của cùng BS cần phải được giải thích. Trường hợp sau thường được gọi là chuyển giao mềm hơn. Chuyển giao mềm và chuyển giao mềm hơn có vẻ giống nhau đối với MS vì nó không thể phân biệt giữa 2 tế bào và 2 séc-tơ của cùng tế bào. Tuy nhiên, có sự khác nhau về chất lượng đường lên; trong chuyển giao mềm hơn, các tín hiệu đường lên có thể kết hợp lại trước khi ra quyết định. Trong chuyển giao mềm, các quyết định riêng rẽ phải được thực hiện về các tín hiệu đường lên tại 2 BS và các khung đã giải mã được gửi về MSC. Tuy nhiên, chuyển giao mềm hon thường không thành công trong việc cung cấp lợi thế phân tập giống như chuyển giao mềm.

Điều khiển quản trị

          Điều khiển quản trị
      Khác với hệ thống TDMA/FDMA, hệ thống CDMA có giới hạn dung lượng mềm. Nghĩa là, hệ thống TDMA/FDMA có sẵn số lượng kênh cụ thể và khi tất cả các kênh đều đang sử dụng thì tế bào hay séc-tơ bị đầy. Tuy nhiên, trong hệ thống CDMA, dung lượng hệ thống được xác định chủ yếu bởi nhiễu. Như vậy, giới hạn dung lượng là mềm vì nó luôn luôn có thể bị phá vỡ miễn là BER cao hơn có thể chấp nhận được. Ngoài ra, do điều kiện truyền sóng thay đổi, nhiễu từ số MS đã cho có thể thay đổi mạnh, vì thế không có giới hạn cố định về số người dùng có thể được hỗ trợ.
          Mặc dù số tín hiệu có thể được hỗ trợ là không cố định, tế bào vẫn không thể xử lí mọi yêu cầu truy nhập hệ thống. Việc xác định có chấp nhận người dùng mới hay không được gọi là điều khiển quản trị. Trong CDMA, điều khiển quản trị không thể chỉ dựa vào số lượng tín hiệu trong hệ thống mà còn phải dựa vào lượng nhiễu hiện có trong hệ thống và lượng nhiễu mà người dùng mới sẽ tạo ra. Thông thường, có 2 mức tải riêng rẽ mà ta sẽ gọi là giới hạn A và giới hạn B. Giới hạn A thường là 60% dung lượng cực đối với đường lên (hay 60% công suất phát đối với đường xuống) và là giới hạn tại đó BS (hoặc séc-tơ) ngừng chấp nhận cuộc gọi mới. Giới hạn B thường là 85% dung lượng cực (hay 85% công suất phát đối với đường xuống) và là giới hạn tại đó BS ngừng chấp nhận cuộc gọi mới và các yêu cầu chuyển giao mềm. Nhờ chính sách quản trị 2 cấp, BS có thể điều khiển cả xác suất chặn cuộc gọi (xác suất rằng cuộc gọi mới không được chấp nhận) và xác suất rớt cuộc gọi (1 phần do chuyển giao mềm không thành công).



Từ khóa tìm kiếm nhiều: bức xạ điện từ