Đa truy nhập cảm nhận sóng mang (CSMA) và CSMA/CA

on Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015
        Nút hiện có thể vẫn tiếp tục liên lạc với nút thu chủ định của nó ngay cả khi nó cảm nhận được sóng mang vì sự ở gần máy phát không nhất thiết có nghĩa là ở gần máy thu. Vì thế, có thể là mặc dù máy phát chèn ép phát, nó vẫn có thể liên lạc thành công với máy thu dự định của mình. Cả hai vấn đề nút ẩn và nút hiện đều dẫn đến sự giảm tổng thông lượng. Giao thức CSMA không có cách nào để tránh vấn đề nút ẩn/nút hiện.

sóng mang (CSMA)

     Để khắc phục vấn đề đầu cuối ẩn hiện, giao thức MACA (đa truy nhập tránh va chạm) đã được đề xuất [10]. Giao thức này loại bỏ việc cảm nhận sóng mang trong giao thức CSMA và thay vào đỏ sử dụng thuật toán khác để tránh va chạm, do đó có tên là MACA. Cụ thể, nó dựa vào sự bắt tay RTS/CTS (yêu cầu gửi/sẵn sàng gửi) để tránh các va chạm tại máy thu. Khi nút A muốn phát đến nút B, trước tiên nó gửi RTS cho nút B, có chứa độ dài phát dữ liệu đề xuất. Nêu nút B nghe thấy RTS và không trì hoãn , nó trả lời bằng gói CTS. Khi nút A nghe thấy CTS, nó ngay lập tức gửi dữ liệu của mình. Bất kì nút nào nghe thấy RTS đều trì hoãn sự phát cho đến khi thu được thông báo CTS mong đợi. Tất cả các nút nghe thấy thông báo CTS đều bị trì hoãn đến khi kết thúc sự phát dữ liệu Như vậy tất cả các nút có khả năng gây nhiễu với CTS hoặc với truyền dữ liệu (và chỉ các nút này) đều tránh phát trong các khoảng thích hợp.

       Giao thức CSMA/CA kết hợp cơ chế cảm nhận sóng mang với tránh va chạm. Nó giải quyết vấn đề nút ẩn bằng cơ chế RTS/CTS. Đôi khi điều này được gọi là cảm nhận sóng mang ảo. Trước khi thử gửi dữ liệu bất kì sau khi thời gian lùi liên quan với tránh va chạm đã hết, nút lại cảm nhận kênh. Kĩ thuật này giúp giải quyết sự cạnh tranh và giảm xác suất va chạm trong điều kiện tải cao.