Ta có thể giải quyết 1 số thiếu sót của các cách tiếp cận này bằng cách tạo ra các giao thức lai, kết hợp các đặc điểm của cả 3 cách tiếp cận mô tả ở trên. Hai giao thức lai đạc biệt là giao thức máy phát chung (C-T) và giao thức máy phát- máy thu (R-T) [44]. Trong phương pháp thứ nhất, một mã duy nhất được gán cho mỗi người dùng, và mã chung được dùng cho các mục đích ghi địa chỉ. Đối với mỗi tin hiệu phát, máy phát sử dụng cả mã chung và mã riêng duy nhất của máy phát. Trong gói phát, địa chỉ đích và địa chỉ nguồn (cùng với mào đầu đồng bộ) được phát đầu tiên trên mã chung trong khi dữ liệu được phát sau đó trên mã riêng của máy phát (xem hình 4.1).
Tất cả các máy thu rỗi ban đầu đều lắng nghe mã chung, và sau khi chúng nhận ra địa chỉ của mình thì chủng chuyển sang mã của trạm phát.
Các va chạm duy nhất có thể xảy ra trong sơ đồ này là khi phát mào đầu ở đó các dãy đồng bộ và các địa chỉ được phát trên mã chung. Các tín hiệu phát khác có thể xảy ra đồng thời vì chúng sử dụng các mã trải khác nhau. Tất nhiên lỗi gói có thể xảy ra do va chạm thứ cấp nếu số va chạm đủ cao hoặc công suất tương đối là khá khác nhau (tức là vấn đề gần xa).
Tất cả các máy thu rỗi ban đầu đều lắng nghe mã chung, và sau khi chúng nhận ra địa chỉ của mình thì chủng chuyển sang mã của trạm phát.
Các va chạm duy nhất có thể xảy ra trong sơ đồ này là khi phát mào đầu ở đó các dãy đồng bộ và các địa chỉ được phát trên mã chung. Các tín hiệu phát khác có thể xảy ra đồng thời vì chúng sử dụng các mã trải khác nhau. Tất nhiên lỗi gói có thể xảy ra do va chạm thứ cấp nếu số va chạm đủ cao hoặc công suất tương đối là khá khác nhau (tức là vấn đề gần xa).
Ví dụ của mạng này như trên hình 4.2. Trong ví dụ này, 4 tín hiệu phát xảy ra đồng thời. Nút 1 đang phát trên mã chung, nút 2 đang phát trên mã 2, nút 4 đang phát trên mã 4, và nút 7 đang phát trên mã chung. Nút 3 đang nghe trên mã 4, nút 6 đang nghe trên mã 2. Vì nút 5 hiện đang không thu tín hiệu phát cụ thể nào nên nó nghe trên mã chung. Như vậy, có va chạm thứ cấp tại mỗi nút thu vì nhiều phát đang xảy ra. Tuy nhiên, với tăng ích trải và điều khiển công suất đủ, các va chạm này sẽ không làm hỏng các tín hiệu phát khác. Mặt khác, va chạm sơ cấp xảy ra tại nút 5 đang nghe mã chung. Kết quả là các nút 1 và 7 sẽ cần phải phát lại trừ khi tín hiệu của chúng được thu với công suất đủ lớn hơn so với tín hiệu khác (hiệu ứng bắt). Nêu cả hai tín hiệu được thu với công suất gần như nhau thì cả hai đều cần phải phát lại. Tuy nhiên, nếu 1 tín hiệu khống chế tín hiệu thu tổng, thì chỉ tín hiệu yếu hơn trong hai tín hiệu mới cần phải phát lại. Ngoài ra, nếu hai tín hiệu được thu tại các thời điểm khá khác nhau (lớn hơn nhiều độ dài 1 chíp), thì thường thường máy thu sẽ bắt tín hiệu đến đầu tiên và loại bỏ tín hiệu thứ 2. Trong trường hợp này, chỉ máy phát phát tín hiệu đến thứ 2 mới cần phát lại.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
phân tích sóng