Khía cạnh cơ bản của SS/PRN

on Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015
        Trong các chương trước ta đã thảo luận việc sử dụng các dạng sóng trải phổ như phương tiện để phân kênh trong các hệ thống vô tuyến tập trung với lưu lượng thoại là chủ yếu. Trong khi đây là ứng dụng chính của CDMA trong hệ thống thương mại, thì trong các ứng dụng quân sự, các dạng sóng trải phô cũng được sử dụng trong các mạng gói phân bẻ. Các mạng như vậy có khuynh hướng sử dụng truy cập ngẫu nhiên hoặc các giao thức dựa trên cạnh tranh khác để truy nhập kênh. Trải phổ có thể giúp ích cho các mạng như vậy vì sự đề kháng của nó đối với pha-đinh đa tia, khả năng khử nhiễu băng hẹp (ví dụ nhiễu cố ý), xác suất phát hiện hay nghe trộm thấp, và các khả năng đa truy nhập nâng cao. Ngoài ra, trong các mạng gói phân bố, trải phổ cũng có ưu thế so với các hệ thống băng hẹp nhờ cung cấp hiệu ứng bắt, cho phép thu thành công khi có va chạm trong 1 số điều kiện nhất định (sẽ thảo luận sau). Chú ý rằng khi các dạng sóng trải phổ được sử dụng trong các mạng như thế, kĩ thuật này thường được gọi là đa truy nhập trải phổ (SSMA), chứ không phải CDMA [1]. Như tên chương cho thấy, chúng thường được gọi là mạng vô tuyến gói trải phổ (SS/PRN).

Khía cạnh cơ bản của SS/PRN

        Việc dùng giao thức dựa trên trải phổ cho các mạng vô tuyến gói phân bố được nghiên cứu ngay từ đầu những năm 1980. Trải phổ được đề xuất cho mạng vô tuyến gói trong ứng dụng quân sự nhờ khả năng giảm nhẹ nhiễu cố ý và pha-đinh đa tia vốn có của nó. Khác với các hệ thống tập trung ở đó tất cả các truyền dẫn đường lên là đa điểm – điểm và tất cả các truyền dẫn đường xuống là điểm – đa điểm, các mạng phân bố có nhiều kết nối điểm – điểm. Các giao thức vô tuyến gói thường là các kĩ thuật dựa trên cạnh tranh, như là ALOHA hay CSMA (đã thảo luận ở chương 1) do không có sự điều khiển tập trung.
      Có 3 khía cạnh cơ bản của SS/PRN: giao thức vô tuyến trải phổ, giao thức gán mã và kĩ thuật truy nhập kênh, về mặt giao thức trải phổ, SS/PRN có thể dựa trên dãy trực tiếp (mục 4.3), nhảy thời gian hoặc nhảy tần số (mục 4.4). Trước tiên ta sẽ thảo luận việc gán mã với DS/SS tương đối chi tiết trong mục sau.