Một trong những nhận xét chính của Verdus là phát hiện về mối quan hệ tương tự giữa triệt nhiễu MAI với san bằng ISI [91]. Bộ giải tương quan được đề cập trước đây rất giống với bộ san bằng cưỡng bức về không của các kênh ISl. Nhận xét này dẫn tới các biến đổi khác của các kỹ thuật ISI. Như khi giảm nhẹ ISI, các bộ tách sóng tuyến tính có thể dựa vào tiêu chuẩn lỗi bình phương trung binh cực tiểu (MMSE) [61]. Bộ tách sóng này cố gắng cực tiểu hoá £[(b-b)7‘(b-b)] trong đỏ £[.] là phép toán kỳ vọng và b = sgn(Ty) đối với biến đổi tuyến tính T nào đó. Phép biến đổi tuyến tính T = M cho phép đạt được giá trị cực tiểu.
Có thể chứng minh được rằng tỉ lệ lỗi bit của máy thu này bị giới hạn trên bởi tỉ lệ lỗi bit của bộ giải tương quan [61]. Hơn nữa, từ (5.31) chúng ta có thể thấy rằng với ơ2 = 0 (tức là các trường hợp SNR cao), bộ tách sóng MMSE giống với bộ giảitương quan:
M^R-1
Trong trường hợp hoàn toàn ngược lại (ơ2 rất lớn), bộ tách sóng MMSE suy biến thành máy thu thông thường. Trong đó chúng ta đã giả thiết là tất cả các giá trị của Aỵđều băng nhau. Nếu chúng khác nhau, ma trận biến đổi vẫn là ma trận đường chéo (gần đúng) và do đó phép biến đổi chỉ đơngiản là áp dụng hệ số tỉ lệ hằng số cho đầu ra mạch lọc phối hợp mà không ảnh hưởng tới quyết định.
Giống như máy thu giải tương quan, máy thu MMSE có khả năng chống ảnh hưởng gần-xa tối ưu. Tuy nhiên, không giống như bộ giải tương quan, nó đòi hỏi thông tin về công suất người dùng thu được. Trong khi có thể đạt được một số cải thiện chất lượng (đặc biệt trong trường họp tạp âm lớn), cái giá phải trả có thể cũng đáng kể. Tuy nhiên, bộ tách sóng này rất phù họp cho úng dụng thích nghi [92]. Đặc biệt, nếu chuỗi huấn luyện được sử dụng, thông tin về mã trải của tất cả các người dùng trở nên không cần thiết. Thay vào đó, việc cập nhật thích nghi các trọng số rẽ nhánh có thể hồi quy tới các hệ số cần thiết. Các bộ tách sóng MMSE thích nghi và bình phương tối thiểu theo trọng số (WLS) (chống lại MAI cũng như các ảnh hưởng kênh ISI) được phát triển trong khá nhiều công trình nghiên cứu [73,93,94].