Với Faraday khoa học đơn giản chỉ là một sở thích riêng tư?

on Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015
       Trong quá trình học tập để trở thành một nhà triết học tự nhiên, Faraday phát hiện ra bản thân mình hay nghi ngờ về những vấn đề khoa học nhưng lại tin tưởng tuyệt đối vào những vấn đề tôn giáo. Trong khi chấp nhận nguyên văn và tuyệt đối bất cứ điều gì được viết trong Kinh thánh, thì anh lại luôn luôn tìm cách kiểm tra bất kỳ khẳng định nào trong những cuốn sách do người trần thế viết ra.

      “Trong cuộc sống trước đây, tôi là một người giàu trí tưởng tượng, có thể tin Những đêm Ai cập một cách dễ dàng như tin bộ Bách khoa toàn thư”, sau này Faraday nhớ lại, “nhưng đối với tôi thì các sự kiện mới là quan trọng, và cứu rỗi tôi. Tôi có thể tin một sự thật, nhưng luôn kiểm tra chéo một khảng định nào đó”.

      Đối với Faraday, các sự thật cũng thiêng liêng như các tiết trong Kinh thánh, bởi vì cả hai đều là những phương tiện tin cậy duy nhất để hiểu về sự sáng tạo của Chúa. Do đó, vào mỗi buổi chiều, sau khi mọi người đã ra về, chàng trai trẻ lại giam mình trong cửa hiệu kiêm phòng thí nghiệm của ông Ribeau, và lặp lại từng thí nghiệm đã được nói tới trong những cuốn sách mà cậu đã đọc. “Tôi không bao giờ có thể làm cho một sự thật thành chính của tôi nếu tôi không đích thân xem xét nó”, Paraday đã thừa nhận như vậy.

        Faraday chưa bao giờ cảm thấy khỏe khoắn như lúc này, nhưng tình hình của cha anh thì ngược lại, vì ông bị ốm nằm ở nhà đã lâu. Mới đây cha anh đã phàn nàn trong một bức thư gửi cho Thomas, anh trai của anh: “Cha rất tiếc phải nói là đã từ lâu cha không được hưởng niềm vui có lấy một ngày khỏe mạnh”.

Faraday khoa học đơn giản

        Các bác sĩ không rõ nguyên nhân gì đã làm cho người cha của anh bị suy nhược, nhưng họ chẩn đoán rằng ông sẽ trở thành một người tàn phế. Do đó, lần mới đây, gia đình nhà Faraday đã chuyển đến một chung cư khác nằm ở vị trí thuận lợi hơn, ở gần trung tâm thành phố. Những chỉ được vài tháng thì James Faraday qua đời.

       Hai năm sau đó, Michael Faraday phải chu cấp cho mẹ và các em trong khi vẫn ấp ủ hy vọng trở thành một nhà triết học tự nhiên. Nhưng vào năm 1812, thời gian học nghề của anh theo như kế hoạch đã kết thúc, thật đáng buồn, anh bắt đầu tỏ ra đầu hàng khả năng sẽ phải sống theo cách làm tan vỡ mọi kỳ vọng của nhóm bạn bè: Trừ phi có điều thần kỳ nào đấy xảy ra mói có thể làm thay đổi được cuộc đời anh, dường như anh đã được số phận an bài trở thành người đóng sách như ông chủ Ribeau của anh, và coi khoa học đơn giản chỉ là một sở thích riêng tư mà thôi.




Những thứ Faraday chuẩn bị cho khoa học

        Sau nhiều giờ, chỗ lò sưởi của ông Ribeau trở thành lò nung của Faraday và bệ lò sưởi thành bàn làm việc của anh. Thiết bị trong phòng thí nghiệm của Faraday đương nhiên là thô sơ, nhưng việc tiến hành các thí nghiệm và ghi chép cẩn thận các số liệu vào sổ nhật ký khiến anh cảm thấy mình chẳng khác gì một nhà triết học thực sự.

       Trong những tháng sau đó, Faraday tự lắp đặt một máy phát tĩnh điện, một thiết bị quay tay tạo ra tia lửa điện. Anh cũng đã cố gắng dành dụm vài khoản tiền nhỏ bé để mua hai bình Leyden; tĩnh điện, về bản chất rất khó nắm bắt, nhưng nó lại có thể bị bẫy và lưu trữ trong các bình này, giống như những con đom đóm bị nhốt trong một cái chai.

         Faraday cũng bắt đầu đọc những cuốn sách dành cho tự học, vì anh nhận thức rằng nếu anh muốn trở thành một con người của khoa học thì anh không chỉ học kỹ thuật mà còn phải học cả nhũng lý thuyết của nó nữa. Chẳng hạn, trong cuốn Cải thiện trí óc của giáo sư Isaac Watts, Faraday đã học được bốn cách để trờ nên tài trí hơn: tới nghe các bài giảng, ghi chép cẩn thận, trao đổi với những người có cùng mối quan tâm, và tham gia một nhóm thảo luận.

Faraday chuẩn bị cho khoa học

         Năm 1810, không thể có đủ điều kiện để tới nghe các bài giảng, Faraday tham gia một nhóm thảo luận chủ yếu bao gồm những thanh niên công nhân, những người đang khát khao cải tạo vị thế của mình. Mỗi tối thứ năm vào lúc tám giờ, được sự cho phép của ông Ribeau, Faraday được nghỉ việc và đến nhà một thầy giáo tên là John Tatum.

        Trong những cuộc họp này, hoặc Tatum hoặc một người nào đó trong nhóm sẽ thuyết trình một chủ đề do mình tự chọn. Faraday luôn lắng nghe và ghi chép cẩn thận; cuối cùng, anh dự định sẽ tập hợp tất cả các ghi chép ấy lại và đóng thành một cuốn sách lớn thật đẹp.

        Khi đến lượt Faraday thuyết trình, anh nói về điện và đã được các bạn trong nhóm đáp lại rất nhiệt tình và nồng ấm. Tất nhiên, Tatum không phải là Davy và ngôi nhà của ông không phải là Viện Hoàng gia, nhưng chỉ với một đồng silinh mỗi tuần, mọi người đều có thể chi trả và được trao đổi kiến thức với nhau.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tần suất

Faraday tiếp tục với sở thích khoa học

     Nhưng rồi, khi mùa đông sắp trôi qua, một người đàn ông có tên là Dance Junr đi qua cửa trước của hiệu sách – và đi vào cuộc đời của Faraday. Trong lần tới hiệu sách gần đây nhất, Junr đã phát hiện ra cuốn sách làm thủ công rất đẹp do Faraday tập hợp những ghi chép của mình từ những bài giảng của Tatum. Tò mò về nội dung cuốn sách, Junr đã hỏi mượn và được ông Ribeau đồng ý cho mượn một thời gian.

     Và giờ đây, vài tuần sau đó, ông đến trả tận tay Faraday cuốn sách với bốn mảnh giấy nhỏ kẹp giữa các trang. Faraday ngạc nhiên phát hiện ra Junr là thành viên của Viện Hoàng gia, và ngoài sự ngưỡng mộ đối với tác phẩm của chàng trai trẻ, ông đã trả lại cuốn sách cùng với bốn cái vé tặng để vào nghe một loạt các bài giảng tiếp theo dành cho công chúng của Humphry Davy huyền thoại!

     Rất lâu trước khi những người Thiên Chúa giáo đi đến đức tin của họ vào thánh ba ngôi là Cha, Con và Thánh thần, thì các nhà triết học tự nhiên đã tìm thấy thánh ba ngôi của họ: đó là điện, từ và lực hấp dẫn. Họ tin rằng chỉ riêng bộ ba sức mạnh ấy thôi đã chi phối sự tạo thành vũ trụ và sẽ nhào nặn nên tương lai sau đó của nó.

sở thích khoa học

     Niềm tin của họ đã được xây dựng trên một hòn đá, theo đúng nghĩa đen, 600 năm trước khi có đạo Thiên Chúa. Trở lại thời đó, nhà triết học Hy Lạp cổ đại Thales xứ Miletus đã nhận thấy những hòn đá nam châm hút các mảnh sắt, và hổ phách – một loại nhựa cây hóa thạch – sau khi được cọ xát với len, có thể hút được các vỏ trấu hoặc cọng rơm. Ngoài các lực bí ẩn này còn có một thực tế rõ ràng là Trái đất hút tất thảy mọi vật.

     Căn cứ vào những hành vi khác hẳn nhau của các lực này, sẽ không có gì phải ngạc nhiên, nếu như từ rất sớm các nhà triết học tự nhiên đã phải nát óc suy nghĩ: liệu ba lực này có hoàn toàn khác nhau hay không? Hay là chúng, cũng giống như Thánh ba ngôi của Thiên Chúa giáo, chỉ là ba khía cạnh của cùng một hiện tượng?

     Họ bị cám dỗ tin vào tính thống nhất của ba lực này, đơn giản chỉ bởi vì điều này phù hợp nhất với quan niệm mơ hồ của họ cho rằng, mặc dù vẻ bên ngoài của nó dường như rất phức tạp, nhưng về cơ bản thì Tự nhiên vốn dĩ đơn giản. Tuy nhiên, thật không may cho cái tiền đề có vẻ hợp lý đó, mỗi một mảnh nhỏ bằng chứng đều chỉ ra rằng thục sự ba lực này là khác nhau như hành vi bên ngoài của chúng cho thấy.

     Các nhà triết học cổ đại tôn sùng lực hấp dẫn lên trên hai lực kia, bởi vì riêng nó là tỏ ra có tính phổ quát; nó có mặt ở mọi nơi, mọi lúc. Và cuối cùng, ảnh hưởng của lực hấp dẫn là không thể chống lại được: nó có sức mạnh đốn ngã những cái cây to lớn nhất và những ông vua hùng mạnh nhất.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thang sóng điện từ

Đọc được sách làm Faraday thấy thú vị

       Vì vậy cậu trai tuổi teen này bắt đầu tự học hỏi để có thể đọc được sách. Đó là một quá trình đầy gian nan vất vả, nhưng chỉ trong khoảng vài tháng, cậu đã bù lại được những gì mình đã xao lãng trong những năm đi học ở trường.

      Một hôm, trong khi khâu tập sách mới nhất của bộ bách khoa thư Encyclopaedia Britannica, cuộc đòi của Faraday đã đổi thay vĩnh viễn. Khi đọc mục từở trang 127 của tập này, mục từ nói về điện, Faraday hiểu ra rằng mặc dù các nhà triết học tự nhiên đãbiết về hiện tượng không nhìn thấy được này hàng thế kỷ, nhưng họ vẫn không hình dung ra nó một cách thật rò ràng.

        Có điều gì đấy đã khuấy động trong con người anh, khiến anh nhớ lại một khổ thơ trong Kinh thánh mà anh đã nghe cả ngàn lần trước đây; đoạn đó ở trong thiên Rôma (Tân ước) 1:20: “Quả vậy, những gì người ta không thể nhìn thấy được nơi Thiên Chúa, tức quyền nâng vĩnh cửu và thần tính của Người, thì từ khi Thiên Chúa sáng tạo ra vũ trụ, trí khôn con người có thé nhìn thấy được qua những công trình của Người”.

Faraday

       Chừng nào mà điện vẫn còn không thể nhìn thấy được và vẫn còn là điều bí ẩn – mà điều này phải nói là không “nhìn thấy rõ” và không “hiểu” – thì đối với bất kỳ ai cũng không thể có được một sự hiểu biết đúng đắn về “quyền năng vĩnh cửu và thần tính” của Chúa. Điều này là không thể dung thứ nổi và chàng thanh niên Sandeman quyết định rằng anh sẽ phải giải quyết ngay tức khắc để giúp cải thiện tình cảnh này.

       Vì được dạy dỗ phải tin vào tính đơn giản cơ bản của mối quan hệ giữa con người và Chúa, nên Faraday không tin rằng điện lại quá phức tạp như nhiều người tường. Thật may, Luân Đôn thời anh sống đã cho anh những cơ hội không gì sánh được để anh có thể tìm ra sự thật.

       Vào những năm đó, cuộc Cách mạng Công nghiệp đã tạo ra một sụ quan tâm ngày càng rộng lớn đến khoa học và công nghệ, tới mức các nhà triết học tự nhiên bắt đầu viết những bài báo, những cuốn sách mang tính phổ thông và tổ chức những buổi thuyết giảng dành cho công chúng. Các cuốn sách này bán rất chạy ngay khi vừa xuất bản, và các bài giảng thường được phát cho các đám đông đứng chật kín hội trường.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: phân tích sóng

Thợ đóng sách – công việc lôi cuốn Faraday

            Công việc không đòi hỏi cậu phải đọc. Thực ra, tất cả công việc mà cậu cần làm là chạy quanh khắp vùng lân cận, mà việc này thì một kẻ vốn lang thang như Faraday có thừa kinh nghiệm. Cậu phán đoán, công việc này chắc không được trả nhiều tiền, nhưng còn thích hơn là bị nhốt trong những xí nghiệp bóc lột nhân công rẻ mạt buồn chán và đầy nguy hiểm đang mọc lên như nấm trong khắp thành phố.

          Hóa ra việc anh ưa thích công việc này còn có một lý do khác nữa. Faraday không hề biết rằng tỉ lệ biết chữ táng lên vùn vụt ở khắpchâu Âu đang công nghiệp hóa, một phần là vì những chiếc máy in và những con thuyền được cơ giới hóa đã làm cho việc sản xuất và phân phối sách trở nên dễ dàng hơn và rẻ hơn. Do đó, lượng người mua sách tăng lên tới mức kỷ lục và vì vậy công việc giao hàng của cậu trở nên rất bận rộn.

          Bị kích thích bởi sự quan tâm đến sách ngày càng lan rộng, chàng trai Faraday dần dần thay đổi thái độ của mình đối với thế giới sách báo. Hơn nữa, sự biến chuyển kỳ diệu này còn được tiếp thêm bởi việc cậu bắt đầu quan tâm đến những cái đang diễn ra ở phần phía sau cửa hiệu; ở đó, các trang in được đóng lại với nhau thành những cuốn sách.

           Công việc này lôi cuốn Faraday đến mức, vào năm 1805, cậu quyết định trở thành thợ học đóng sách. Lần đầu tiên trong suốt 14 năm tuổi đời của mình, cậu đã rời bỏ đường phố. Cậu chưa một lần đến thư viện, trừ bảy năm sau đó, một thư viện đầy sách từ khắp nơi trên thế giới đã đến với cậu.

Thợ đóng sách

          Với tư cách một người học việc, Faraday có rất nhiều điều cần học và công việc cũng không dễ dàng gì. Đóng sách là một trong những nghề thủ công còn sót lại trong cuộc Cách mạng Công nghiệp, chính xác là bởi vì công việc này đòi hỏi phải tập trung đầu óc và khéo tay mà không một máy móc thô kệch nào – và có rất ít người – có thể làm được.

          Người ta dạy Faraday cách lấy các trang giấy ra khỏi máy in, khâu, xén và gắn chúng vào các tấm bìa da được làm bằng tay. Quá trình này đòi hỏi một sự chính xác khoa học; sản phẩm phải là một công trình nghệ thuật.

          Mặc dù rất ngạc nhiên về công sức bỏ ra để làm nên một cuốn sách, nhưng Faraday càng ngạc nhiên khi hiểu ra rằng việc đọc sách còn khó khăn hơn biết nhường nào. Càng ngày cậu càng chán nản  và bực bội vì không có khả năng hưởng thụ thành quả lao động của mình – giống như một người công nhân xây dựng nhận ra rằng mình không đủ phẩm cách để được nhận vào một trường cao đẳng mà chính anh ta góp phần xây dựng nên.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sóng điện từ